Friday, December 25, 2015
0 nhận xét

Hành trình để được làm cha của người đồng tính nam

LIKE để cổ vũ Tạp chí có thêm động lực viết bài nhé bạn!

Làm cha mẹ không phải chỉ là khát khao của những ông bố bà mẹ dị tính, mà cũng là khát khao của bao cặp đồng tính khác. Dưới đây là câu chuyện về hành trình để được làm chat của 1 cặp đồng tính na.

Hành trình để được làm cha của người đồng tính


Manny Valasquez-Paredes là một chuyên gia thúc đẩy cộng sinh đa văn hóa, tập trung vào cộng đồng gốc Tây Ban Nha và cộng đồng LGBT. Anh cũng là Tổng biên tập của tạp chí "Conextions", một tạp chí chuyên về du lịch và đời sống dành riêng cho các du khách thuộc giới LGBT.

Khi Manny Velasquez – Paredes còn là một đứa trẻ, anh và đám bạn không biết sợ của mình luôn ao ước được chơi tàu lượn siêu tốc mọi lúc có thể. Anh nói rằng, nếu người ta có thể duy trì sự can đảm ấy đến khi trưởng thành, cuộc sống của họ sẽ tốt đẹp hơn nhiều. Cho tới lúc này, chắc chắn, anh đã và đang đi trên những con đường gập ghềnh nhất.

Sinh ra tại Peru, anh lớn lên trong một gia đình không hạnh phúc. Người bố cay nghiệt của anh đã tự tử khi Manny mới chỉ lên 9 tuổi. Sau đó, mẹ anh chuyển đến sinh sống ở Miami (bang Florida, Mỹ), nơi Manny chìm đắm trong văn hóa, lối sống của phần lớn người Do Thái.

Ở trường, Manny là một trong vài cậu bé người Mỹ Latinh tới theo học. Còn trong số bạn bè chơi với mình, Manny là người nhập cư duy nhất. Bởi thế, anh đã sớm tự buộc mình phải quên đi gốc gác có thể gây ra những chướng ngại trong sinh hoạt đời thường ấy của mình.

Trong một thời gian dài, mẹ của Manny đã đảm nhận cả vai trò của người cha và người mẹ để chăm sóc anh. Bà đã dạy cho Manny cách làm thế nào để mỗi phụ huynh có thể làm tốt đồng thời cả hai vai. Đó là bài học đầu đời hình thành cho Manny thiên tính làm cha mẹ sau này.

Người ta nói chẳng có luật lệ nào dạy cách làm cha mẹ cả. Nhưng Manny và người chồng đồng tính của mình, Jose vẫn chăm chỉ tới học một lớp dạy làm cha mẹ ở Long Island có tên là "Bạn phải tin" (You Gotta Believe). Ở đó, họ nhấn mạnh rằng có nhiều cách khác nhau để trở thành cha mẹ: nuôi dưỡng chính con mình, đẻ thuê hoặc nhận con nuôi. Vấn đề là bạn phải biết chọn điều gì tốt nhất trong mối tương quan với tài chính của mình.

Manny và Jose trở thành cha mẹ nuôi một cách khá tình cờ. Sau khi hoàn thành các khóa học làm cha mẹ và được chứng nhận là những người có tư cách làm cha mẹ nuôi, họ nhận được yêu cầu trở thành cha mẹ nuôi của Max, một cậu bé mới chỉ 13 tháng tuổi và là con của một cặp vợ chồng mà họ đều biết rõ.

Nhưng chỉ một tháng sau đó, Manny và người bạn đời của mình cũng nhận nuôi thêm Jaslene, em gái của Max.

Nhiều bạn bè đã tỏ ra nghi ngờ về nhu cầu nhận con nuôi của Manny và Jose. Nhưng Manny vẫn quả quyết: "Bất kỳ ai cũng phải được hưởng quyền ấy". Họ tiếp tục kết thêm nhiều bạn mới, thay đổi suy nghĩ của bè bạn mình, phá bỏ những mặc cảm cũ. Họ làm cha mẹ nuôi của những đứa trẻ, hoặc thậm chí là cố vấn cho bạn bè trong việc nuôi dưỡng con cái. Manny nói rằng, như thế họ đã trở thành những "người đỡ đầu", ít nhất là về mặt tinh thần.

Manny và Jose thường dạy hai con của mình rằng: người ta không phân biệt với nhau bởi quần áo hay hình dáng. Trước hết và quan trọng nhất, họ đều là những "con người", có quan điểm riêng và quyền lựa chọn chính đáng cần được ủng hộ, khuyến khích.

Sau khi gặp một nhân viên thu ngân tạp hóa nam nhưng lại có vẻ nữ tính rất rõ, Max đã hỏi cha mình rằng anh ta là "trai hay gái". Manny trả lời rằng tốt hơn hết là chúng ta nên nhìn nhận mọi người dưới cùng một góc độ và góc độ tốt nhất chính là luôn nhìn họ trước hết với tư cách là 'một cá nhân'".

Trong lần đầu tiên đi xe buýt tới trường, cô bé Jaslene đã bị một số bạn học chế nhạo rằng cha mẹ của em là những kẻ lập dị và còn liên tục chế giễu cũng như quấy rầy Jaslene nhiều lần sau đó. Manny, với tư cách là Chủ tịch hội phụ huynh đã lên tiếng yêu cầu nhà trường chấm dứt điều này và kêu gọi một sự tôn trọng đối với các bậc cha mẹ cũng như chính những đứa trẻ.

Nguồn: Vnexpress.net
LIKE để cổ vũ Tạp chí có thêm động lực viết bài nhé bạn!

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Toggle Footer
Top